1. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, gọi là chơi xuân, văn hóa ngày Tết Nguyên Đán của người Việt theo đó cũng ngày càng đậm đà hơn.
2. Những nét văn hóa ngày Tết Nguyên Đán
Ngày Tết đặc biệt này của người Việt có chứa nhiều nét văn hóa sâu sắc, đi sâu vào lòng người mà bạn cần biết cũng như:
Văn hóa ngày Tết Nguyên Đán
Đoàn tụ gia đình
Trong dịp Tết, các hoạt động văn hóa ngày tết thường gắn liền với phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau. Tuy nhiên ở đâu cũng thế, giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán trên đất nước Việt Nam vẫn là đêm Giao Thừa. Thời khắc các gia đình đoàn tụ bên nhau, trao tặng cho nhau những giỏ quà tết, mang đậm ý nghĩa từ những vật chất bên trong đến tổng thể bên ngoài món quà. Bên cạnh đó mọi người còn hàn huyên những câu chuyện, những được mất của năm cũ, bàn bạc cho năm mới, cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cúng Tất Niên, đi lễ chùa…
Tìm hiểu thêm: Một giỏ quà tết gồm những gì và ý nghĩa của từng thứ bên trong
Thắp hương tổ tiên
Trên bàn thờ gia tiên của mọi nhà luôn bày biện những mâm lễ cúng (Nét văn hóa ngày tết không thể thiếu). Gia chủ thắp nhang khấn vái trời đất, tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trong phòng khách mỗi nhà đều có một cành đào hoặc cành mai, cây quất lộc hoặc những chậu tùng, cúc… để trong ba ngày Tết không khí thêm phần vui vẻ và sung túc.
Chúc tết đầu năm
Một nét văn hóa ngày tết đẹp khác đó là việc người ta đi chúc Tết và mừng tuổi đầu năm. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ gọi là lộc mới với hàm ý may mắn, phát tài cả năm.
Chúc tết đầu năm và những chiếc bao lì xì mang ý nghĩa tinh thần
Trong những ngày tiếp theo, người ta đi chúc Tết họ hàng, Tết nhà ngoại, Tết thầy cô, hoặc bạn bè. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy cũng là vì thế. Tất nhiên đến chơi thì cũng phải có quà cáp gì để tạo một chút dấu ấn, nhưng cho dù là những món quà tết giá rẻ hay cao cấp được trao đến tận tay người nhận thì cũng chỉ mang đến giá trị vật chất nói chung, cái quan trọng nhất vẫn là lời chúc phúc năm mới thấm nhuần tính nhân văn, sâu sắc mà mỗi con người cần có khi xông đất đầu năm. Đây là một trong những nét văn hóa ngày tết quý giá, đậm chất tinh thần.
Đi du xuân, thăm viếng
Tục du xuân thăm viếng các thắng cảnh, danh lam, đền chùa, lễ hội trong dịp Tết cũng là một nét văn hóa ngày tết đẹp của người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Trong những ngày Tết, nhân dịp nông nhàn mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước để tâm hồn thư thái và thanh thản. Các lễ hội gắn với những đền chùa nổi tiếng linh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài,cầu duyên trong năm mới.
3. Những thứ kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán
Song song với những nét văn hóa ngày tết cần được duy trì, người Việt vẫn còn vướng phải những tục kiêng kỵ trong 3 ngày tết mà bạn nên tránh như: không quét nhà trong ngày mồng một tết, không cho lửa, cho nước đầu năm, không làm bể đồ vật, không nói điều xui xẻo, hoặc kỵ xuất hành vào những ngày xấu, giờ xấu…
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán
Ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam chúng ta vô cùng thiêng liêng và quý báu. Những phong tục, những văn hóa ngày tết đẹp đẽ cũng cần được con cháu đời sau trân trọng, gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới như hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc và con người Việt Nam.
1 bình luận cho "Văn hóa ngày Tết Nguyên Đán"
Để lại bình luận