• Tin tức
  • Những Phong Tục Đón Tết Nguyên Đán
DANH MỤC TIN TỨC
Tags
ban gio qua tet 2021 bán giỏ quà tết 2021 bán giỏ quà tết giá rẻ ban gio qua tet tai ha noi bán hộp quà tết ban qua tet bán quà tết 2020 ban qua tet 2020 chat luong bán quà tết cao cấp ban qua tet gia re ban qua tet tai ha noi Bán quà tết tại hà nội bán quà tết văn phòng ban tui qua tet cách làm giỏ quà tết 2021 đẹp chuyển giỏ quà tết địa chỉ bán quà tết uy tín dịch vụ bán giỏ quà tết dich vu ban qua tet ha noi dịch vụ bán quà tết hà nội dịch vụ chuyển quà tết dịch vụ cung cấp quà tết tại hà nội dịch vụ tặng quà tết gio qua tet giỏ quà tết giỏ quà tết 2021 giỏ quà tết cao cấp gio qua tet cho cong nhan gio qua tet cho nguoi ngheo giỏ quà tết đinh dậu gio qua tet gia re giỏ quà tết giá rẻ giỏ quà tết giá rẻ tại hà nội giỏ quà tết gồm những gì giỏ quà tết hà nội giá rẻ giỏ quà tết từ thiện giỏ quà tết văn phòng hộp quà tết cao cấp hộp quà tết doanh nghiệp kiêng kị ngày tết mẫu giỏ quà tết những điều kiêng kị trong ngày tết quà biếu tết qua tet quà tết quà tết 2020 qua tet 2021 quà tết 2021 qua tet cao cap quà tết cao cấp qua tet cho cong nhan quà tết cho công nhân quà tết cho người nghèo quà tết cho nhân viên quà tết doanh nghiệp quà tết doanh nghiệp 2021 qua tet gia re quà tết giá rẻ qua tet ha noi quà tết hà nội qua tet khu cong nghiep qua tet nam 2017 qua tet sang trong qua tet tang cong nhan quà tết từ thiện qua tet van phong siêu thị quà tết tặng giỏ quà tết tặng quà tết tết cổ truyền tết độc lập tết nguyên đán tết việt nam thi truong qua tet 2017 trao quà từ thiện túi quà tết Túi quà tết cho công nhân khu công nghiệp túi quà tết giá rẻ van hoa bieu qua tet van hoa ngay tet van hoa tang qua tet

Những Phong Tục Đón Tết Nguyên Đán

Những Phong Tục Đón Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một dịp lễ quan trọng đối với những người con Việt Nam. Tết ngày nay đã có đôi phần khác biệt so với Tết xưa, tuy nhiên, những nét đẹp về phong tục từ xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Hãy cùng Quà Tết Thịnh Vượng khai phá những phong tục đón tết nguyên đán.

Phong tục đón Tết Nguyên Đán cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống ông cha, ngày 23 tháng chạp trước Tết Nguyên Đán là ngày cúng ông Công, ông Táo, tiễn đưa ông về với Ngọc Hoàng nhằm báo cáo mọi việc trong gia đình. Để chuẩn bị tươm tất các công đoạn cúng ông Công, ông Táo, vào ngày này mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, bày soạn mâm cơm, cúng đốt ông bộ đồ mã và 3 con cá chép cúng tiễn ông về trời.

Đặc biệt, nhiều gia đình không chỉ cúng đốt 3 con cá chép mà còn mua ba con cá vàng thả hồ trong nhằm mục đích tiễn ông về trời thuận lợi.

Việc cúng ông Công, ông Táo trước thềm Tết Nguyên Đán là đều tất yếu với mọi nhà, bởi lẽ, ông Táo là biểu tượng đại diện cho sự ấm no, hòa thuận của một gia đình.

Đi tảo mộ tổ tiên

Đi thăm mộ tổ tiên là điều quan trọng không kém trước thềm Tết Nguyên Đán. Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong nhà có nhiệm vụ đến thăm và quét dọn xung quanh phần mộ nhằm mời vong linh về nhà vui chơi và hưởng hoa quả ngày Tết. Thông thường, người đến tảo mộ chuẩn bị các đồ vật như: hoa, bánh, quả, hương, đèn…

Đi tảo mộ là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt trong lễ Tết Nguyên Đán, đây là hành động thể hiện sự hiếu đạo và tấm lòng thành kính đối với những người đã mất.

Gói và nấu bánh chưng, bánh tét

Nhắc đến Tết Nguyên Đán, ta không thể nào không nhắc đến bánh chưng và bánh tét. Đây là món ăn không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa người Việt.

Bánh chưng và bánh tét có ý nghĩa tinh thần rất đặc biệt, mọi người trong gia đình quây quần bên bếp than hồng, gói nên những chiếc bánh chưng, bánh tét.

Hàng năm, vào ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình sum vầy, ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng, bánh tét.

Làm lễ cúng tổ tiên

Để thể hiện tấm lòng thành kính và hiếu đạo, việc cúng tổ tiên là điều không thể thiếu trong lễ Tết Nguyên Đán.

Cứ đến cuối năm, mọi gia đinh sẽ dọn dẹp, trang trí lại bàn thờ và nấu một mâm cơm cúng dâng lên ông bà tổ tiên.

Đón giao thừa và mừng năm mới

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đây là một thời khắc thiêng liêng nhất trong một năm.

Đón giao thừa là thời khắc biểu tượng cho sự chuyển giao đầy mới mẻ, xóa bỏ đi những điều xấu năm cũ và chào đón một năm mới nhiều bình an và hạnh phúc.

Đi hái lộc

Đi hái lộc được diễn ra vào thời khắc đêm giao thừa hoặc vào sáng sớm hôm sau. Đây là việc làm không thể thiếu trong dịp tết Tết Nguyên Đán.

Hái lộc đầu năm là hành động tượng trưng cho sự rước những tài lộc, vận may về nhà nhằm chào đón một năm thật nhiều an nhiên và may mắn.

Xông đất vào đầu năm

Thời khắc chuyển năm cũ và năm mới, các gia chủ thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất. Mọi gia đình thường chọn người xông đất hợp mệnh nhằm mong muốn năm mới có nhiều điều tốt đẹp và thuận lợi.

Xuất hành đầu năm

Xuất hành là việc làm quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán, việc chọn hướng, chọn giờ thích hợp để ra khỏi nhà với mục đích mong cầu bước sang năm mới với những điều thuận lợi và gặp nhiều điều tốt lành.

Chúc Tết và lì xì đầu năm

Chúc Tết và lì xì đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết Nguyên Đán. Lì xì không mang ý nghĩa về vật chất mà chứa đựng trong phòng bì lì xì là những may mắn, tài lộc cho người nhận và cả người được nhận.

Đi chùa đầu năm

Đi chùa đầu năm là một  nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Mọi người đi chùa vào đầu năm nhằm mong cầu những điều tốt lành, bình an đến bản thân và cho cả gia đình.

Xin chữ vào đầu năm

Xin chữ là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt. Từng nét chữ sẽ mang ý nghĩa nhân đạo lớn hơn những lời nói sáo rỗng, không có giá trị.

Mỗi cá nhân sẽ có mục đích xin chữ khác nhau, nhưng tất các mọi người đều mong cầu một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Các loại chữ được yêu thích nhất là: Phúc, Tâm, Đức, An, Lộc,…

Những nét đẹp phong tục vào lễ Tết Nguyên Đán đã in sâu vào trong đời sống người Việt Nam, đây là truyền thống tốt đẹp cần được lưu trữ và trân trọng.

 

Để lại bình luận

Về đầu trang
icon icon icon